5 Nguyên Nhân Trẻ Biếng Ăn Và Cách Khắc Phục

Biếng ăn có lẽ là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của các mẹ bỉm đang chăm con nhỏ. Ở bất cứ độ tuổi nào trẻ cũng có thể bị biếng ăn. Vì thế, bố mẹ cần nắm rõ một số nguyên nhân trẻ biếng ăn dưới đây để phòng tránh cho bé nhé!

Biếng ăn là gì?

biếng ăn là gì?
Trẻ có đang biếng ăn không?

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO. Nếu trẻ có trên 2 trong 6 dấu hiệu dưới đây thì sẽ được chẩn đoán là có biếng ăn.

  1. Bữa ăn kéo dài trên 30 phút kèm theo tình trạng ngậm thức ăn.
  2. Trẻ chỉ ăn được khoảng 50 – 60% hoặc ít hơn tổng lượng thức ăn so với tuổi.
  3. Trẻ chỉ ăn được các loại thức ăn có mật độ kém hơn so với lứa tuổi. Ví dụ: trẻ 2 tuổi chỉ ăn được bột, cháo…
  4. Trẻ chỉ ăn một vài món/thực phẩm quen thuộc. Từ chối tiếp nhận món mới.
  5. Sợ, khóc lóc, bỏ chạy khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn.
  6. Tình trạng dinh dưỡng không đạt chuẩn theo median hoặc sụt cân, không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp.

Hậu quả của biếng ăn trẻ em

làm gì khi con bị biếng ăn
Biếng ăn có thể làm con giảm sức đề kháng và dễ ốm hơn

Biếng ăn kéo dài không chỉ khiến cho người chăm sóc cảm thấy mệt mỏi mà còn để lại hậu quả vô cùng nặng nề tới sự phát triển thể chất, trí não của con.

Chậm tăng cân, giảm sức đề kháng

Trung bình, đối với trẻ dưới 12 tháng con sẽ cần tăng ít nhất 300g/tháng để phục vụ cho việc phát triển chiều cao, các cơ quan, trí não. Những tháng đầu tiên trẻ thậm chí có thể tăng tới 1 – 1,5kg/tháng.

Kén ăn làm con không ăn đủ năng lượng mà cơ thể cần. Từ đó dẫn tới chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng làm bé dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Khi đó con lại càng biếng ăn hơn do mệt mỏi, chán ăn. Hình thành 1 vòng xoắn bệnh lý khó có thể cắt bỏ được.

Nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng

Ăn đa dạng, đúng kết cấu theo độ tuổi là nền tảng giúp con cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bởi lẽ, mỗi loại thực phẩm sẽ chỉ giàu 1 chất nhất định, mỗi loại thịt sẽ có 1 phổ axit amin khác nhau khi chúng ta kết hợp chúng lại với nhau sẽ tạo ra được 1 bữa ăn, một chế độ ăn đầy đủ, cân đối các chất.

Trẻ biếng ăn không những ăn không đủ lượng và số lượng thực phẩm con ăn cũng khá nghèo nàn, chỉ xoay quanh 1 vài loại nhất định. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu chất ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của con.

5 nguyên nhân trẻ biếng ăn thường gặp

nguyên nhân trẻ biếng ăn
Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Biếng ăn sinh lý

Trong quá trình phát triển của trẻ sẽ có những giai đoạn mà con có bước tăng trưởng vượt trội. Lúc này trẻ sẽ tập trung để học hỏi những kỹ năng mới nên lượng ăn có thể giảm hơn so với bình thường.

Biếng ăn sinh lý thường không kéo dài và sẽ tự hết sau 1 vài tuần nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Một số thời điểm có thể gặp biếng ăn sinh lý: 4 -5 tuần tuổi, 8-9 tuần, 12 tuần, 19 tuần, 23 – 26 tuần, 33 – 37 tuần, 42 – 46 tuần, 52 – 55 tuần, 61 – 64 tuần, 75 tuần.

Xem thêm: 10 Giai Đoạn Biếng Ăn Sinh Lý Ở Trẻ Mẹ Lưu Lại Nuôi Con Vừa Khỏe Lại Vừa Nhàn

Biếng ăn bệnh lý

Khi mắc các bệnh nói chung và các bệnh lý về đường tiêu hóa nói riêng như viêm dạ dày, viêm ruột, táo bón, viêm hô hấp…. sẽ gây ra những đợt rối loạn tiêu hóa nhất định do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Vì vậy trẻ thường sẽ cảm thấy khá mệt, chán ăn, ăn không ngon miệng…

Ngoài ra, việc sử dụng các loại kháng sinh hoặc một số loại thuốc bác sĩ kê cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Biếng ăn do chế độ ăn chưa phù hợp

Dù trẻ đang áp dụng phương pháp ăn dặm nào thì bố mẹ vẫn cần có 1 lộ trình tăng thô phù hợp với con. Việc duy trì kết cấu đặc, mịn quá lâu có thể là nguyên nhân trẻ biếng ăn. Một phần là do trẻ chán vì không có gì “mới mẻ” trong bữa ăn. Một phần khác là do duy trì thức ăn mịn quá lâu cũng khiến con bị rối loạn vị giác.

Biếng ăn do chưa có lịch ăn khoa học

Luôn sợ con đói, cố cho con ăn thêm 1 vài miếng hoặc tâm lý cốt nó ăn, ăn được miếng nào thì ăn chính là nguyên nhân trẻ biếng ăn thường gặp nhất. Bởi con không được cảm nhận sự no – đói là như thế nào, trong ngày con có quá nhiều bữa phụ, bữa ăn vặt liền nhau.

Vì thế, để đảm bảo không xảy ra tình trạng này bố mẹ hãy xây dựng cho con 1 lịch ăn uống khoa học. Đảm bảo khoảng cách giữa 2 bữa ăn đặc của con cách nhau ít nhất 4h, khoảng cách giữa các bữa phụ với bữa chính là 2 tiếng.

Xem thêm: Sắp Xếp Bữa Ăn Thế Nào Để Con Không Biếng Ăn

Biếng ăn do thói quen vừa ăn vừa chơi

Có lẽ bữa ăn phải có sự xuất hiện của các thiết bị điện tử như tivi, ipad, điện thoại…. hoặc các đồ chơi để “dụ” con ăn đã không còn xa lạ gì với nhiều gia đình. Nhưng sự thật là mình càng dụ thì con lại càng không ăn, hoặc ăn thì cũng ăn thụ động, không cảm nhận được cái ngon, mùi vị khác nhau giữa các loại thức ăn. Dần dần khiến trẻ không phân biệt được đâu là giờ ăn, đâu là giờ chơi, trẻ ăn không tập trung, bữa ăn kéo dài và hậu quả cuối cùng là biếng ăn.

21 ngày chữa biếng ăn thuận tự nhiên – Khóa học giúp bố mẹ tìm lại niềm vui ăn uống cho con

Khóa học 21 ngày chữa biếng ăn thuận tự nhiên FamiEdu

Thấu hiểu được những lo lắng, áp lực và khó khăn khi bé yêu có biếng ăn. FamiEdu đã xây dựng khóa học “21 ngày chữa biếng ăn thuận tự nhiên” để đồng hành cùng ba mẹ vượt qua giai đoạn này

Tới với khóa học đặc biệt này bố mẹ sẽ được:

  • Các chuyên gia đánh giá mức độ biếng ăn, tìm ra nguyên nhân gốc rễ và định hướng giải quyết từng bước, có lộ trình cụ thể và cá thể trên từng bé.
  • Chuyên viên tư vấn sẽ là người bạn đồng hành 1:1 cùng ba mẹ theo dõi, điều chỉnh từng ngày. Ba mẹ không sợ áp dụng bị sai hướng nhé bởi bất kì lúc nào có khó khăn sẽ được hỗ trợ kịp thời.
  • Cam kết đầu ra sau 21 ngày của khóa học, bé yêu sẽ có thói quen ăn uống kỷ luật, khoa học và dinh dưỡng

Thông tin chi tiết về khóa học này của FamiEdu bố mẹ có thể tìm hiểu thêm tại:

Để lại lời nhắn cho tớ

Leave a reply

Đầu Bếp Ăn Dặm Hoàng Cường
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0