Lợi Ích Của Sữa Chua Đối Với Sức Khoẻ Của Trẻ Em

Sữa chua là món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi vị thơm ngon và dễ ăn. Các bạn nhỏ thích ăn sữa chua bởi nó có dạng sệt, có vị ngọt, vị chua chua và dễ kết hợp cùng các loại trái cây tạo nên nhiều hương vị khác nhau.

Một lợi ích của sữa chua nữa là đây là loại thực phẩm “di động” cho bé bởi sữa chua không chỉ giúp cân bằng hệ tiêu hóa mà còn cực kì dễ mua dễ mang đi cho các chuyến vui chơi dài ngày của cả gia đình. Hơn hết, bố mẹ cũng đỡ đau đầu với bữa ăn phụ của con.

Lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe trẻ nhỏ

lợi ích của sữa chua cho bé

1. Cân bằng hệ tiêu hóa

Trong sữa chua có chứa rất nhiều các men vi sinh sống (hay còn được gọi là lợi khuẩn – Probitocs) giúp cân bằng hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Một nghiên cứu từ Tạp chí Sinh hóa Dinh Dưỡng của Hoa Kỳ (tháng 1/2013) đã phát hiện ra men vi sinh trong sữa chua có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men giúp tái tạo và duy trì lớp dịch nhày bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch nhày này có tác dụng như một lá chắn, tăng khả năng bảo vệ ruột non khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường ruột.

Do đó, cho bé ăn sữa chua giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa và giảm thiểu các tình trạng về đường ruột như tiêu chảy, táo bón,….

2. Lợi ích của sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch

Sữa chua là một trong những thực phẩm chứa các vi khuẩn sống – vi khuẩn lành mạnh có tên là lactobacillus casei và các vi khuẩn vi khuẩn axit lactic. Đây là các vi khuẩn giúp hoạt hóa các tế bào miễn dịch, từ đó giúp cơ thể trẻ nhỏ tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịichj.

3. Hỗ trợ phát triển hệ xương chắc khỏe

Sữa chua rất giàu vitamin K và canxi, đây là những dưỡng chất có vai trò rất lớn trong việc làm lành các vết thương và đảm bảo sự khỏe mạnh của hệ xương khớp. Vì vậy, nếu thường xuyên bổ sung sữa chua vào thực đơn ăn dặm của trẻ, cơ thể của trẻ sẽ được tăng cường sức khỏe của xương, phòng chống các bệnh về loãng xương sau này.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Tổng quan về dinh dưỡng” của Hoa Kỳ (năm 1995) cho thấy: Bổ sung thêm canxi cho trẻ em sẽ phát triển hệ xương khớp thêm chắc khỏe từ 1-5%, thậm chí 10% nếu nguồn canxi bổ sung xuất phát từ sữa. Ngoài ra, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu can-xi, đặc biệt là bổ sung sữa và chế phẩm trong giai đoạn xương đang phát triển có tác dụng phòng chống loãng xương lâu dài.

4. Sữa chua giúp làm giảm viêm

Các vi khuẩn lactobacillus trong các loại sữa chua có thể giúp làm giảm tình trạng viêm xảy ra khắp cơ thể, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp. Các vi khuẩn lành mạnh cũng có thể làm giảm và ngăn chặn tình trạng viêm trong ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và bàng quang.

Thời điểm thích hợp để ăn sữa chua

Nên ăn sữa chua khi nào? Ăn sữa chua lúc nào là tốt nhất?

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi có thể  bắt đầu ăn được sữa chua. Tuy nhiên, nên lưu ý là không cho bé ăn quá nhiều. Mùa đông vẫn có thể cho bé ăn được sữa chua, nhưng nên ngâm sữa chua vào nước nóng để sữa bớt lạnh trước khi cho bé ăn.
Mặc dù sữa chua rất rất tốt cho sức khỏe của bé nhưng bổ sung sữa chua vượt mức quy định thì cơ thể sẽ không hấp thụ hết và sẽ tự động loại thải ra ngoài theo hệ bài tiết.

Thời điểm thích hợp nhất để bé ăn sữa chua là:

  • Sau bữa ăn chính, sau khi uống thuốc 2 tiếng đồng hồ: Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ được hết giá trị dinh dưỡng trong sữa chua.
  • Trước khi bé đi ngủ 30 phút: vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.
  • Cách đơn giản nhất để lấy hết được lợi ích của sữa chua là cho trẻ sử dụng ngay sau khi mở nắp. Ngoài ra loại siêu thực phẩm này cũng có thể kết hợp với một số thực phẩm khác làm thành sinh tố vị khá hấp dẫn như sinh tố xoài, sinh tố bơ…
  • Không nên cho trẻ ăn sữa chua để chống đói, bởi vì khi bụng rỗng độ axit trong dạ dày lớn khiến cho những lợi khuẩn trong sữa chua bị giết chết, và lợi ích của sữa chua cũng bị giảm đi rất nhiều.

Một số tác hại nếu lạm dụng ăn quá nhiều sữa chua

tác dụng phụ của sữa chua

Gây khó tiêu: Thành phần của sữa chua có chứa đường lactose – đây là loại protein khó tiêu. Với những người không dung nạp lactose hoặc những người có vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn sữa chua quá nhiều gây đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,… Để tránh các hiện tượng này, bố mẹ nên tìm hiểu xem trẻ có vấn đề về hê tiêu hóa đồng thời lựa chọn các loại sữa chua thích hợp.

Gây béo phì: Trong sữa chua có chứa hàm lượng đường nhất định, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức.  Vì vậy khi lựa chọn sữa chua bạn nên đọc phần giá trị dinh dưỡng trên bao bì để lựa chọn loại sữa chua có hàm lượng chất béo, hàm lượng đường thấp.

Dị ứng: Có rất nhiều trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò hoặc không thể uống được sữa. Vây nên, khi cho bé ăn sữa chua, mẹ hãy tuân thủ theo nguyên tắc 3days wait để kiểm tra xem bé có dị ứng với sữa chua hay không.

Một số công thức chế biến các món ăn đơn giản từ sữa chua

Sữa chua là một trong những thực phẩm quen thuộc của người Việt bởi không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có thể biến tấu thành món ngon cho bữa sáng, bữa phụ của bé một cách nhanh chóng.

Tham khảo một số công thức chế biến món ăn đơn giản từ sữa chua của tớ dưới đây nhé

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cho bé

Một món phụ quốc dân dành cho các bé từ 6 tháng tuổi. Vừa an toàn, đủ chất cách làm cũng cực kì đơn giản. Mẹ có thể xem thêm Tại Đây

Sữa chua trái cây

Sữa chua ăn một mình lúc đói thì không tốt nhưng nếu chúng được kết hợp thêm cùng 1 chút trái cây hoa quả sẽ giúp bảo vệ dạ dày, đồng thời tăng cường bổ sung thêm các vitamin chất khoáng tự nhiên cho bé.

Để làm món sữa chua trái cây mẹ tham khảo công thức: Chỉ Cần 15 Phút Có Ngay Món Sữa Chua Trái Cây Healthy Cho Bé

Bánh sữa chua cho bé tập ăn thô

Ở đây có bạn nào là fan của những chiếc bánh sữa chua cắn đến đâu là hương vị tan vào miệng tới đó không? Nếu mua bánh sữa chua ngoài hàng thì có thể con sẽ phải nạp 1 lượng đường tương đối lớn vào người. Nhưng tự làm bánh sữa chua thì hoàn toàn khác nhé.

Xem thêm: Cách Làm Bánh Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm

Ăn dặm 3in1 – Ăn dặm từ trái tim

ăn dặm 3in1

Khi con bắt đầu bước vào thời điểm ăn dặm, chắc hẳn các bố mẹ đều cực kỳ lo lắng, chưa biết nên cho con ăn dặm như thế nào? chọn phương pháp ăn dặm ra sao? Làm sao để con không biếng ăn? Con ăn vui, ngoan và cung cấp đủ chất đúng không ạ? Hiểu được tâm lý đó tớ cùng team FamiEdu rất tâm huyết khi cho ra đời khóa học Ăn dặm 3in1 online .

Trong nội dung khóa học, tớ sẽ chia sẻ cho các mẹ kiến thức cơ bản về ăn dặm như: thời điểm bắt đầu ăn dặm, cách lựa chọn phương pháp ăn dặm, dinh dưỡng trong ăn dặm, và đặc biệt là cách thức phương pháp giúp con ăn thật ngoan, khỏe mạnh, phát triển cả về chiều cao lẫn thể chất.

Ngoài ra, ở khóa học này tớ cũng sẽ giới thiệu cho mẹ siêu siêu nhiều công thức làm các món bánh ăn dặm cho bé, thực đơn hàng ngày cho bé như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng, khoa học mà vẫn … nhàn!

Mẹ có muốn cùng tớ nuôi con ăn dặm khoa học mà vẫn vui vẻ không? Inbox hoặc đăng ký tham gia cùng chúng tớ ngay Tại đây nhé!

Để lại lời nhắn cho tớ

Leave a reply

Đầu Bếp Ăn Dặm Hoàng Cường
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0