Trẻ nhỏ cần được cung cấp một nguồn năng lượng lớn để phục vụ cho quá trình phát triển và các hoạt động hàng ngày. Nhưng thể tích dạ dày của các con lại quá nhỏ để nạp đủ lượng thực phẩm trong 1 bữa. Chính vì vậy, con rất cần các bữa phụ trong ngày để đảm bảo nhận đủ các chất mà hệ tiêu hóa không bị quá tải. Vậy các món ăn cho bữa phụ cần bố trí như thế nào? Thành phần bữa phụ ra sao đảm bảo dinh dưỡng? Mời bố mẹ cũng tham khảo trong bài viết dưới đây!
Bữa phụ cho bé cần đảm bảo những tiêu chí gì?

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế: đói với nhóm trẻ dưới 2 tuổi (hoặc các trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng) bố ẹ nên sắp xếp 2 -3 bữa phụ/ngày để đảm bảo con nhận đủ nhu cầu năng lượng.
Về giờ ăn
Các bữa phụ có thể sắp xếp vào các khung giờ giữa buổi. Như: Giữa buổi sáng (9h30 – 10h), giữa buổi chiều (15h), và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: khi sắp xếp các bữa phụ cho con bố mẹ không bố trí quá gần bữa chính. Nên cách bữa chính ít nhất là 2 tiếng để đảm bảo khả năng tiêu hóa của trẻ.
Bữa phụ cho bé ăn gì?
Các bữa phụ cho trẻ nên thay đổi theo mùa. Mùa đông cần nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể, nên cho trẻ ăn những món ăn phụ giàu năng lượng như súp khoai tây thịt bò xay, súp bí đỏ kem tươi, cháo gà, bánh mì nhúng sữa, sữa bột pha. Lý tưởng nên ăn thêm bánh quy (hoặc những loại bánh khác), formai, bánh kem, sô cô la, nước ca cao nóng, hoa quả nhiều năng lượng như chuối, xoài.
Mùa hè nên cho trẻ ăn bữa phụ với năng lượng có thể thấp hơn nhưng cung cấp nhiều vitamin và nước như sữa chua, sữa tươi, nước hoa quả ngọt tươi, các loại chè, bánh caramen…
Bữa phụ cho bé cần có chất gì?
Trong các bữa phụ của trẻ mẹ cũng cần đảm bảo về cả chất và lượng, tỉ lệ cân đối giữa các nhóm thực phẩm sao cho hài hòa cân đối để con dễ hấp thu.
Năng lượng của bữa phụ nên chiếm khoảng 5 -10% nhu cầu của cả ngày. Tức và với trẻ 1 tuổi, bữa phụ ít trung bình nên cung cấp khoảng 100kcal/bữa. Tương đương với 150ml sữa, hoặc 1 cốc sinh tố hoa quả…
Với trẻ cần tăng cân nên chú trọng các món có thêm thành phần chất béo vừa giúp tăng đậm độ năng lượng bữa ăn. Vừa là để con hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K tốt hơn.
Gợi ý các món cho bữa phụ của bé đủ chất giàu dinh dưỡng
Bánh khoai lang chuối

Nguyên liệu:
- Khoai lang: 1 củ (100g)
- Chuối: 1 quả (100g)
- Vụn dừa khô: 50g
- Syrup thốt nốt: 2g
Cách làm bánh khoai lang cho bé
- Bước 1: Khoai lang chọn củ vẫn còn tươi, kích thước vừa phải rồi gọt sạch vỏ bên ngoài đi. Sau đó cắt miếng và cho vào xửng hấp hấp chín.
- Bước 2: Chuối tây chọn quả chín vừa phải. Tránh quả quả quá chín hoặc quá xanh bánh sẽ không ngon. Bóc vỏ và cắt lát.
- Bước 3: Khoai chín mẹ lấy ra bát, để nguội rồi dùng thìa hoặc chày tán nhuyễn.
- Bước 4: Thêm 2g syrup thốt lốt để tạo vị ngọt vào hỗn hợp khoai nghiền. Trộn đều.
- Bước 5: Lấy 1 lượng khoai vừa đủ, nặn thành từng viên rồi ấn dẹt. Đặt lát chuối vào giữa rồi bọc kín lại.
- Bước 6: Lăn bánh qua vụn dừa khô và thưởng thức.
Bánh xoài dẻo tan chảy trong miệng

Nguyên liệu
- Xoài chín: 1 quả (300g)
- Sữa chua không đường: 1 hộp (100g)
- Sữa tươi không đường: 100ml
- Gelatin: 5g
- Bột bắp: 20g
Cách làm
- Bước 1: Xoài chín chọn quả to vừa tới. Gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn với 100ml sữa tươi không đường.
- Bước 2: Cho 5g bột gelatin ra bát, khuấy cho cho tan.
- Bước 3: Cho xoài vừa xay vào 1 chiếc nồi. Sau đó thêm lần lượt sữa chua, bột bắp, hỗn hợp gelatin và trộn đều.
- Bước 4: Bắc nồi lên bếp, đun lửa nhỏ liu riu đến khi hỗn hợp đặc và snahs lại thì tắt bếp và
Cách làm bánh yến mạch thịt bò

Nguyên liệu
- Thịt thăn bò: 60g
- Cải bó xôi: 30g
- Cà rốt: 30g
- Yến mạch: 100g
- Bột bắp: 10g
- Bột hành tỏi: 2g
- Nước lọc: 100ml
Cách làm
- Bước 1: thịt bò mua về mẹ rửa sạch, lọc bỏ những phần gân sơ sợi cứng đi sau đó cắt miếng nhỏ.
- Bước 2: Cải bó xôi, cà rốt sơ chế sạch, luộc chín.
- Bước 3: Cho thịt bò, các loại rau vào máy xay. Bấm máy và xay mịn.
- Bước 4: Trộn đều 100g yến mạch vào hỗn hợp này. Thêm chút bột hành, bột tỏi, bột bắp để tạo vị thơm cho bánh.
- Bước 5: Dùng thìa xúc từng tượng nhỏ một cho vào chảo. Chiên vàng 2 mặt là xong.
Cách làm bánh khoai tây cho bé

Nguyên liệu
- Khoai tây: 1 củ (80g)
- Cà rốt: 20g
- Bột mì: 25g
- Lòng đỏ trứng gà: 2 cái (50g)
- Bột hành tỏi: 2g
Chi tiết cách làm món bánh khoai tây cho bé bố mẹ có thể xem tại: Cách Làm Bánh Khoai Tây Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Trẻ Tập Ăn Thô
Sữa chua trái cây cho bé

Nguyên liệu
- Xoài: 30gr
- Dâu tây: 30gr
- Hạnh nhân: 10gr
- Sữa chua: 3 hộp
- Bánh quy: 5 cái
Cách làm: Chỉ Cần 15 Phút Có Ngay Món Sữa Chua Trái Cây Healthy Cho Bé
Cách làm sữa gạo Hàn Quốc

Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 50gr
- Gạo nếp: 50gr
- Sữa tươi không đường: 220ml.
- Nước lọc: 300ml
- Sữa đặc: 30ml
Cách làm:
- Bước 1: Trộn đều 50g gạo nếp cùng 50g gạo tẻ sau đó cho vào chảo và rang trên lửa nhỏ tới khi hạt gạo ngả màu vàng đều và dậy mùi thơm thì tắt bếp.
- Bước 2: Cho 220ml sữa tươi không đường cùng 300ml nước lọc vào nồi. Khuấy đều tay để hỗn hợp quyện đều vào nhau.
- Bước 3: Đổ từ từ phần gạo vừa rang vào sữa và ngâm trong hỗn hợp khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 4: Đặt nồi sữa gạo lên bếp. Đun liu riu trong 10 phút, khi thấy mặt sữa gạo nóng, bốc hơi cùng dợn sóng lăn tăn nổi lên thì thêm tiếp 30ml sữa đặc vào, khuấy đều cho tan.
- Bước 5: Cuối cùng dùng rây để lọc bỏ bã gạo, đợi sữa nguội hẳn thì cho ra ly và thưởng thức.
Cách làm kem dừa Tràng Tiền

Nguyên liệu:
- Cốt dừa: 400ml
- Sữa tươi không đường: 250ml
- Sữa đặc: 100gr
- Đường: 30gr
- Tinh bột ngô: 10gr
- Dừa nạo: 20gr
- Vụn dừa khô: 20gr
Cách làm:
- Bước 1: Cho 30g đường trắng, 10g tinh bột ngô với 250ml sữa tươi không đường, 100g sữa đặc có đường cùng 400ml cốt dừa vào 1 nồi lớn. Sau đó dùng que đánh trứng khuấy nhẹ đến khi các nguyên liệu này tan hết và quyện vào nhau thì đặt lên bếp.
- Bước 2: Bật bếp, điều chỉnh lửa nhỏ liu riu để đun hỗn hợp trên. Trong lúc đun khuấy đều nhẹ tay liên tục để kem không bị dính thành nồi hay bén ở cạnh xoong. Quan sát hỗn hợp, nếu thấy nó bắt đầu sôi lăn tăn và sánh lại thì tắt bếp để nguội.
- Bước 3: Lấy khuôn làm kem sạch ra, rắc vào đó chút dừa nạo rồi rót hỗn hợp sữa vừa đun vào khuôn. Đậy nắp khuôn lại và cho vào ngăn đông trong 6 tiếng.
- Bước 4: Sau 6 tiếng lấy kem ra và thưởng thức.
Lời kết
Hy vọng với một số thông tin trên bố mẹ đã có thể hiểu về vai trò của bữa phụ đối với trẻ và biết cách chuẩn bị các món ăn cho bữa phụ của bé thật nhiều dinh dưỡng và đẹp mắt.
Để có thêm thật nhiều công thức hay, cách làm các món ăn cho bữa phụ hấp dẫn bố mẹ có thể tham khảo Khóa học Dạy mẹ làm bánh hoặc Khóa học Bữa phụ dinh dưỡng cho bé. Link đăng ký khóa học tớ sẽ để ở bên dưới nhé!